Nhà ống với diện tích nhỏ hẹp vô cùng khó để thiết kế nhà vệ sinh. Làm sao để bố trí phòng vệ sinh nhà ống vừa thẩm mỹ lại tiện lợi? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Hướng phòng vệ sinh được xem là vô cùng quan trọng. Bố trí phòng vệ sinh nhà ống đúng hướng được cho là mang lại may mắn cho gia đình. Đặt nhà vệ sinh nhà ống hướng Tây Nam hay Đông Bắc là phù hợp nhất. Đây là cách hướng sinh Thổ. Yếu tố thổ lại có tính khắc thủy. Chính vì vậy hướng đặt nhà vệ sinh này sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.
Bố trí phòng vệ sinh nhà ống phải đúng hướng mới đem vận may tới cho gia chủ
Theo khoa học hay phong thủy nhà vệ sinh có phần hơi “ô uế”. Chính vì vậy bạn nên thiết kế nhà vệ sinh ở cuối nhà. Việc đặt nhà vệ sinh nhà ống ở giữa nhà hay trung tâm sẽ ảnh hưởng đến phong thủy. Ngoài ra cũng gây mất thẩm mỹ cho căn hộ của bạn.
Không nên bố trí phòng vệ sinh nhà ống ở trung tâm nhà vì không phù hợp, mất vệ sinh
Nhà ông thường có chiều ngang hẹp và nhỏ nên việc thiết kế thường khá khó khăn. Nếu bạn bố trí phòng vệ sinh nhà ống với diện tích quá lớn sẽ ảnh hưởng tới không gian ngôi nhà. Nếu quá nhỏ thì việc sử dụng sẽ khá bất tiện. Bạn nên để diện tích nhà vệ sinh khoảng 3m2 là hợp lý. Thiết kế nhà vệ sinh hình vuông sẽ giúp lắp đặt đồ nội thất dễ dàng và tiện dụng.
Bố trí phòng vệ sinh nhà ống với diện tích phù hợp tạo sự tiện dụng
Trong quá trình thiết kế nhà tắm và lắp đặt đồ nội thất nhà vệ sinh bạn cần quan tâm tới hướng bồn cầu. Bạn không nên để cùng hướng với nhà. Theo quan niệm phong thủy điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tài lộc của những thành viên trong gia đình. Cuộc sống của gia đình bạn cũng sẽ như vậy mà bị ảnh hưởng.
Nên chú ý hướng bồn cầu khi bố trí phòng vệ sinh nhà ống
Phòng thờ là nơi thanh tịnh, linh thiêng trong gia đình. Chính vì vậy, bạn không được bố trí phòng vệ sinh nhà ống ở cạnh nơi thờ cúng của gia đình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phong thủy của ngôi nhà. Bạn nên đặt phòng thờ ở không gian tách biệt. Lưu ý đặt nơi thờ cúng ở trên cao.
Khu vực thờ cúng nên tránh để nhà vệ sinh ở gần cạnh
Việc bố trí phòng vệ sinh nhà ống gộp chung các khu vực để tiết kiệm diện tích như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh. Nếu có thể bạn hãy tách riêng từng khu vực với nhau. Có thể sử dụng vách ngăn, màn che để ngăn cách không gian vệ sinh, rửa mặt và tắm với nhau. Kiểu thiết kế này vừa giúp không gian phòng vệ sinh được nới rộng lại tiện dụng và đảm bảo vệ sinh.
Bố trí phòng vệ sinh nhà ống nên phân chia không gian phù hợp
Bố trí phòng vệ sinh nhà ống thẳng hàng nhau sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Nếu bạn để vị trí bếp (mệnh hỏa) gần khu vệ sinh (mệnh thủy) thì sẽ gây xung khắc. Còn với vị trí giường ngủ luôn phải cần tọa cát nên tọa hung của khu vệ sinh không thể trùng phương vị được.
Tuyệt đối không nên bố trí phòng vệ sinh nhà ống trên đầu bếp
Trên đây là những chia sẻ của SF Home cho bạn về cách bố trí phòng vệ sinh nhà ống. Việc thiết kế khu vệ sinh nhà ống không quá khó nếu như bạn biết cách thực hiện. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Related posts
BÀI VIẾT MỚI
VIDEO TIN TỨC