KÍCH THƯỚC TỦ BẾP NHƯ THẾ NÀO PHÙ HỢP NHẤT CHO NGƯỜI VIỆT?

Date: 31/03/2025

Kích thước tủ bếp không phù hợp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người nội trợ. Tủ bếp trên quá cao nên khó khăn trong việc lấy đồ ở trên hay bệ bếp dưới quá thấp khiến người nội trợ luôn phải khòm lưng trong quá trình nấu nướng và rửa chén. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, kích thước vừa vặn là điều vô cùng quan trọng để có một tủ bếp hoàn hảo. Cùng SF Home tìm hiểu các kích thước tủ bếp chuẩn phù hợp với thể trạng người Việt.

Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn

Tủ bếp dưới là phần quan trọng vì đảm nhiệm hầu như các chức năng chính của bếp: làm bệ đỡ cho mặt bàn phía trên, đảm bảo diện tích bề mặt đủ rộng cho người nội trợ hoạt động, cũng như có không gian chứa đồ thoải mái. Vì vậy tủ bếp dưới phải được thiết kế chắc chắn, sử dụng chất liệu chống ẩm, chống nước với chiều sâu tủ dài hơn tủ bếp trên.

Các kích thước chung của tủ bếp dưới gồm

  • Chiều cao tính từ sàn lên tới mặt bàn bếp: 810mm – 920mm (thấp hơn khuỷu tay khoảng 10cm).
  • Chiều sâu của tủ: 560mm – 600mm.
  • Chiều rộng: Phụ thuộc vào diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của chủ nhà.
  • Được cấu thành từ chân tủ, thùng tủ và mặt bếp, kích thước chi tiết của từng thành phần cũng cần được quan tâm.

Tủ bếp dưới là phần quan trọng, vì vậy cần phải có kích thước chuẩn.

Kích thước thùng tủ

  • Chiều sâu tiêu chuẩn: 560 – 600mm (bao gồm cánh tủ). 

Tùy vào nhu cầu sử dụng, đôi khi độ sâu tủ bếp dưới được thiết kế rộng hơn hoặc hẹp hơn. Ví dụ: Chiều sâu 920mm khi phần tủ này được thiết kế kết hợp đặt tủ lạnh. Hay tủ bếp mini cho căn hộ nhỏ có chiều sâu bằng với module tủ bếp trên chỉ khoảng 350mm.

  • Chiều rộng thùng tủ: Các kích thước chiều rộng module tủ bếp dưới thường được chọn là: 250mm, 300mm, 400mm, 500mm, 600mm, 800mm hoặc 900mm.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ, kích thước của thùng tủ có thể khác nhau .

Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng module tủ mà kích thước mỗi phần có thể khác nhau. Như là làm kệ để gia vị, kệ để chén đĩa; thùng gạo, thùng rác, thùng tủ đặt lò nướng; hay hộc tủ bếp lưu trữ đồ vật.

>> Xem thêm : Các mẫu tủ bếp được ưa chuộng năm 2025

Kích thước mặt bàn bếp

  • Chiều rộng (chiều sâu): Mặt bàn bếp thường nhô ra một chút so với phần thùng tủ 10mm. Kích thước chiều sâu phổ biến là bệ bếp 610mm, tủ bếp 600mm.
  • Độ dày mặt bàn: thường từ 20 – 40mm. Phổ biến nhất là 20mm.

Mặt bàn bếp cũng là phần quan trọng, cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng.

Kích thước chân tủ

  • Chiều cao: Chiều cao tiêu chuẩn của chân tủ bếp là 100mm.
  • Độ thụt vào: Chân tủ thường được thiết kế thụt vào so với phần thân trên để hoạt động dễ dàng. Độ sâu thụt vào của phần chân đế so với tủ bếp dưới từ 10 – 70 mm.

Kích thước tủ bếp trên tiêu chuẩn

Tủ bếp trên hay còn gọi là tủ treo tường, được dùng để cất giữ các đồ vật ít sử dụng thường xuyên như các loại máy móc, dụng cụ đặc biệt, hay chén dĩa dùng cho các dịp, đám tiệc tùng. Đây cũng là nơi lắp đặt máy hút mùi, kệ để ráo nước chén đĩa vừa rửa.

Tủ bếp trên vừa có chức năng chứa đồ dùng bếp vừa có thể lắp đặt  máy móc.

Các thông số tiêu chuẩn tủ bếp trên là

  • Chiều cao: Kích thước chiều cao tủ bếp treo tường rất đa dạng. Các kích thước thông dụng là 350mm, 700mm và 900mm.
  • Chiều sâu: Tủ bếp trên thường được thiết kế gọn nhẹ hơn tủ dưới với chiều sâu chỉ từ 300 – 350mm. Phổ biến nhất là tủ sâu 350mm.
  • Chiều rộng: Phụ thuộc vào diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của chủ nhà.

Tủ bếp trên có thể có nhiều kích thước khác nhau tùy vào diện tích phòng bếp và nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Kích thước thùng tủ treo tường

  • Các kích thước chiều rộng module tủ bếp trên cũng tương tự như tủ bên dưới. Phổ biến là 250mm,300mm, 400mm, 500mm, 600mm, 800mm hoặc 900mm.
  • Với những module đặt các vật dụng chuyên biệt thì có các kích thước chuẩn theo phụ kiện. Như chỗ đặt máy hút mùi thường có chiều rộng là 700mm, thùng tủ bếp đặt kệ chén đĩa ráo nước thường có kích thước từ 600 – 900mm.

Tủ bếp trên cần phải được đo đạc chuẩn xác để thực hiện được đúng công năng.

Kích thước tủ bếp kịch trần

  • Ngoài các kiểu dáng tủ bếp thông thường với 2 tầng trên và dưới, nhiều gia đình làm thêm 1 tầng tủ bếp kịch trần để tận dụng khoảng trống bên trên lưu trữ thêm đồ đạc và tạo sự sang trọng, bề thế cho căn bếp.
  • Chiều cao tầng cao nhất này sẽ dao động trong khoảng 350mm, 600mm, 700mm, 900mm tùy theo chiều cao trần nhà và yêu cầu của gia chủ.

Kích thước cánh tủ bếp

Để đảm bảo cả về chất lượng và yếu tố thẩm mỹ, cánh tủ thường được thiết kế với chiều rộng 300-500mm. Đây cũng là khoảng an toàn để thiết kế cánh tủ mà bạn không cần lo lắng chất liệu bạn chọn sẽ không phù hợp.

Tùy vào diện tích bếp, yêu cầu gia chủ về phân chia các phụ kiện mà người thiết kế sẽ chọn lựa kích thước thùng và cánh tủ sao cho phù hợp và thẩm mỹ nhất.

Kích thước bàn đảo bếp chuẩn

Đảo bếp hay còn gọi là bàn đảo là một phần của tủ bếp nhưng được thiết kế tách rời, nhằm mở rộng khu vực hoạt động. Đảo bếp thường được sử dụng để làm bồn rửa, bàn sơ chế thực phẩm hoặc kết hợp quầy bar, bàn ăn. Nhiều người tận dụng không gian bên dưới bàn đảo làm nơi cất giữ đồ vật.

  • Chiều cao: Chiều cao bàn đảo thường ngang bằng hoặc cao hơn so với chiều cao của tủ bếp. Thông dụng nhất là kích thước 810mm.
  • Chiều sâu: Chiều sâu lý tưởng của bàn đảo nằm trong khoảng 500mm.
  • Chiều dài: Tùy vào không gian bếp mà người thiết kế sẽ cân đối chiều dài bàn đảo phù hợp. Tối thiểu là 900mm.

Bàn đảo bếp cũng là một phần không thể thiếu trong không gian bếp.

Các kích thước khác cần chú ý khi thiết kế tủ bếp

Chiều rộng lối đi

Ngoài những quy cách tủ bếp chuẩn, không gian đi lại trong bếp cũng cần được lưu ý để khi đi lại hay mở cánh tủ, người nội trợ không gặp vướng víu, trở ngại, gây khó khăn trong quá tình nấu bếp.

Chiều rộng lối đi thông dụng nhất là 1m. Đối với những căn bếp có diện tích nhỏ, thì khoảng cách này tối thiểu nên đạt 90cm.

Chiều rộng lối đi ở đây bao gồm khoảng cách giữa tủ bếp và tường, khoảng giữa 2 phần tủ bếp song song, khoảng cách giữa tủ bếp và bàn ăn hoặc bàn đảo bếp.

Chiều rộng lối đi cần phải được tính toán để tránh vướng víu, cản trở trong quá trình nấu nướng.

Nguyên tắc “Tam giác hữu dụng” trong kích thước bếp

“Tam giác hữu dụng” (kitchen “work triangle”) là một nguyên tắc vàng trong thiết kế tủ bếp. Tam giác này được tạo nên bởi ba thiết bị bếp chính: bếp nấu – tủ lạnh – bồn rửa.

Để có thể đảm bảo tính tiện dụng, tối ưu khoảng cách di chuyển và thời gian nấu nướng thì ba thiết bị này nên được xếp gần nhau, vừa vặn với người dùng.

Độ dài của mỗi cạnh tam giác tối thiểu là 1m2 và không nên vượt quá 2m7. Quãng đường di chuyển giữa 3 thiết bị này chính là chu vi của tam giác (bằng tổng 3 cạnh tam giác cộng lại = a+b+c). Con số lý tưởng cho quãng đường này là từ 5m5 – 6m.

Áp dụng nguyên tắc “Tam giác hữu dụng” để tối ưu hiệu quả nấu nướng.

>> Xem thêm: Tam giác công năng khi thiết kế bếp

SF Home – Đơn vị thi công bếp đẹp với kích thước chuẩn cho người Việt

Một tủ bếp đẹp thôi là chưa đủ, còn rất nhiều yếu tố khác để tạo nên một căn bếp hoàn hảo cho gia chủ như tính tiện dụng, sự phù hợp và sự chắc chắn bền bỉ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một đơn vị thiết kế – thi công tủ bếp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để hiện thực hóa mong muốn của bạn.

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất. SF Home tự hào là đơn vị thi công tủ bếp chất lượng với chi phí hợp lý và chính sách hấp dẫn cho quý khách hàng.

✔ Xưởng sản xuất quy mô lớn với máy móc thiết bị hiện đại và thợ có tay nghề sản xuất lâu năm.

✔ Cam kết thành phẩm đúng theo thiết kế.

✔ Được tư vấn kỹ lưỡng và trực tiếp lựa chọn mẫu mã và vật liệu đa dạng, phù hợp ngân sách và gu thẩm mỹ của khách hàng.

✔ Dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng tận tâm với chính sách bảo hành, bảo trì uy tín.

SF Home luôn luôn tư vấn, tính toán kỹ lưỡng để mang lại một không gian bếp phù hợp nhất cho gia chủ.

>> Xem thêm:

Các mẫu tủ bếp được ưa chuộng

Hệ tủ bếp cao cấp sợi thủy tinh SF Home

>> LIÊN HỆ NGAY VỚI SF HOME ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Nhận Tư Vấn Từ Chuyên Viên Thiết Kế

    Tư vấn 24/7

    0946 21 77 88

    email liên hệ

    contact@sfhome.vn

    Showroom

    Khu đô thị Sala 50 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM

    Nhà máy sản xuất

    Lô số 3, Đường 5C, KCN Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai